Suy giãn tĩnh mạch

Ngâm chân liệu có phải phương pháp tốt để điều trị suy giãn tĩnh mạch không?

Hiện nay, phương pháp ngâm chân hỗ trợ điều trị bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chân đang khá phổ biến vì đây là phương pháp dễ thực hiện tại nhà. Vậy liệu chỉ với phương pháp ngâm chân tại nhà, có thể điều trị dứt điểm bệnh lý suy giãn tĩnh mạch hay không?

Hình ảnh bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chi dưới
Hình ảnh bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chi dưới

1. Một vài nét về bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chân

Trong hệ thống hoạt động của tĩnh mạch luôn có các van giúp cho máu có thể lưu thông về tim. Và khi các tĩnh mạch bị giãn rộng ra hơn so với bình thường, gây tổn hại đến tình trạng sức khoẻ con người thì được gọi là bệnh lý suy giãn tĩnh mạch.

Tĩnh mạch bị giãn nở ảnh hưởng lưu thông máu
Tĩnh mạch bị giãn nở ảnh hưởng lưu thông máu

Bên cạnh đó, suy giãn tĩnh mạch còn phát triển theo từng giai đoạn. Ở giai đoạn mới chớm, hầu hết người bệnh đều không nhận ra các dấu hiệu của bệnh mà chủ quan bỏ qua chúng, không điều trị kịp thời. Ở những giai đoạn nặng hơn thì sẽ có những gân xanh nổi lên bề mặt da, dấu hiệu sưng phù, đau nhức rõ ràng hơn…

Giãn tĩnh mạch phát triển nhiều giai đoạn
Giãn tĩnh mạch phát triển nhiều giai đoạn

Người bệnh mắc phải bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chân thường sẽ xuất hiện một vài dấu hiệu như: chân đi có cảm giác nặng nề, đau nhức, nặng hơn nữa thì nóng rát và nhói. Chân thường xuyên xuất hiện tình trạng bị chuột rút, thay đổi sắc tố da và xuất hiện gân xanh nổi lên bề mặt da. Ở những trường hợp nặng hơn thì có thể cản trở quá trình đi lại, người bệnh di chuyển khó khăn hơn, xuất hiện vết bầm tím, lở loét trên da,…

Dấu hiệu bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chân
Dấu hiệu bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chân

2. Những phương pháp điều trị bệnh lý suy giãn tĩnh mạch phổ biến

Có thể thấy, suy giãn tĩnh mạch là căn bệnh phổ biến nhưng nó không ảnh hưởng quá nhiều đến vấn đề sức khoẻ. Vì thế người bệnh thường có xu hướng chủ quan, bỏ qua căn bệnh này. Tuy nhiên, nếu căn bệnh này cứ để nó tiến triển thì sẽ ngày càng nặng để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cũng như quá trình điều trị trở nên phức tạp hơn.

Phương pháp chiếu tia laser
Phương pháp chiếu tia laser

Hiện nay có khá nhiều phương pháp điều trị bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chân, ví dụ như Phương pháp nội khoa với các liều thuốc được kê khai bởi các bác sĩ có trình độ chuyên môn, các thảo dược, bài thuốc Đông Y hay phương pháp chích xơ, phẫu thuật, chiếu laser,…

Phương pháp phẫu thuật điều trị bệnh lý giãn tĩnh mạch chân
Phương pháp phẫu thuật điều trị bệnh lý giãn tĩnh mạch chân

Bên cạnh đó cũng có nhiều phương pháp hỗ trợ điều trị, kết hợp với các phương pháp ở trên như mang vớ chịu áp lực, ngâm chân… Tuy nhiên, thời gian để có thể điều trị bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chân nhanh hay chậm còn tuỳ vào sức khoẻ của mỗi người và giai đoạn mà bệnh lý này phát triển là giai đoạn nào.

Mang tất chịu áp lực hỗ trợ điều trị bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chân
Mang tất chịu áp lực hỗ trợ điều trị bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chân

3. Ngâm chân có trị được bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chân không?

Tĩnh mạch có vai trò lưu thông máu một chiều trở về tim. Ở vị trí chân, các van trong tĩnh mạch được mở ra khi máu chảy về tim mà đóng lại, vì vậy, nếu các van này bị tổn thương thì quá trình lưu thông máu một chiều sẽ bị ảnh hưởng. Máu sẽ bị ứ đọng khiến tĩnh mạch bị giãn nở, dẫn đến xuất hiện những triệu chứng của bệnh lý suy giãn tĩnh mạch.

Ứ đọng máu gây suy giãn tĩnh mạch chân
Ứ đọng máu gây suy giãn tĩnh mạch chân

Vì vậy, phương pháp ngâm chân chỉ là phương pháp hỗ trợ trong quá trình điều trị bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chứ nó hoàn toàn không có đủ các cơ sở, chứng cứ khoa học để trở thành một phương pháp điều trị. Bên cạnh đó, nếu người bệnh không hiểu rõ tình hình bệnh lý của mình như thế nào và ngâm chân sai cách cũng có thể khiến bệnh ngày càng tiến triển theo chiều hướng tiêu cực.

Ngâm chân là phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chân
Ngâm chân là phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chân

Người bệnh có thể áp dụng phương pháp ngâm chân bằng nước lạnh để các tĩnh mạch có thể co lại, giảm đau cho các vùng đau nhức, sưng phù cũng như có thêm một số lợi ích như thúc đẩy quá trình lưu thông máu ổn định hơn, thư giãn, giải toả căng thẳng, xoa dịu các cơ, bắp cũng như giúp người bệnh có giấc ngủ ngon và sâu hơn,…

Ngâm chân bằng nước lạnh 12 - 20 độ C
Ngâm chân bằng nước lạnh 12 – 20 độ C

4. Nên dùng nước lạnh hay nước nóng để ngâm chân hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch chân?

Theo một có bác sĩ có chuyên môn đã khuyên rằng, nên kết hợp phương pháp ngâm chân để hỗ trợ trong quá trình điều trị bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chân. Tuy nhiên, người bệnh thường mắc một sai lầm là chọn cách ngân châm với nước nóng vì đây là biện pháp giảm đau nhanh.

Sai lầm khi ngâm chân bằng nước nóng
Sai lầm khi ngâm chân bằng nước nóng

Đây chỉ là phương pháp giúp người bệnh có cảm giác được giảm đau kịp thời chứ suy xét về lâu về dài thì nó sẽ có hại hiều hơn là có lợi nếu chúng ta thường xuyên ngâm chân bằng nước nóng, thậm chí bệnh có thể tiến triển nhanh hơn mức bình thường nếu bệnh nhân lạm dụng phương pháp giảm đau này quá nhiều.

Ngâm chân là phương pháp hỗ trợ giảm đau
Ngâm chân là phương pháp hỗ trợ giảm đau

Có các nghiên cứu đã thu thập, khảo sát và chỉ ra nằng phương pháp ngâm chân bằng nước lạnh sẽ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chân hiệu quả hơn là phương pháp ngâm chân bằng nước nóng. Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu rõ các bước, biết cách áp dụng đúng quy trình của phương pháp này.

Ngâm chân bằng nước lạnh
Ngâm chân bằng nước lạnh

Nếu ngâm chân quá lâu hay ngâm chân trong một nhiệt độ nước quá lạnh sẽ khiến chân bị ê buốt, cơ thể có thể bị nhiễm lạnh và bị phản tác dụng của phương pháp này.

Ngâm quá lâu sẽ bị tê buốt
Ngâm quá lâu sẽ bị tê buốt

=> Tìm hiểu thêm tại Suy giãn tĩnh mạch: nguyên nhân – triệu chứng – cách điều trị và phòng ngừa 

5. Các bước ngâm chân điều trị suy giãn tĩnh mạch chân đúng cách

Ngâm chân là một phương pháp để hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch. Tuy nhiên, một số bệnh nhân đã không thực hiện đúng quy trình của phương pháp này nên đã khiến bệnh lý này tiến triển nhanh hơn. Đây là các bước ngâm chân đúng cách:

Ngâm chân
Ngâm chân

Bước 1: Bệnh nhân chuẩn bị chậu nước lạnh có nhiệt độ khoảng 12 – 20 độ C để thực hiện ngâm chân;

Bước 2: Vệ sinh chân thật sạch sẽ, làm khô chân trước khi thực hiện ngâm chân;

Vệ sinh chân thật sạch sẽ
Vệ sinh chân thật sạch sẽ

Bước 3: Thực hiện ngâm chân, ngâm từ phía mắt cá chân trở xuống dưới. Trong lúc ngâm kết hợp massage hoặc thực hiện động tác dậm chân tại chỗ. Chú ý không ngâm chân quá 10 phút. Ngoài ra, trong quá trình chuẩn bị nước, chúng ta có thể kết hợp với các loại thuốc ngâm chân trị bệnh lý suy giãn tĩnh mạch hoặc các lại thảo dược tốt để tăng hiệu quả của phương pháp này;

Thực hiện bước ngâm chân
Thực hiện bước ngâm chân

Bước 4: Dừng ngâm chân, lau sạch và thư giãn.

Thời điểm để phương pháp này có tác dụng hiệu quả nhất là chúng ta nên ngâm chân vào buổi tối, thời gian trước khi đi ngủ để tăng tính thư giãn, tinh thần dễ chịu cũng như mang lại giấc ngủ ngon hơn.

Giúp chúng ta có một giấc ngủ ngon và sâu hơn
Giúp chúng ta có một giấc ngủ ngon và sâu hơn

6. Một số lưu ý về phương pháp ngâm chân hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch mà bạn nên biết

Như đã nhắc tới ở trên, ngâm chân chỉ là phương pháp hỗ trợ giảm các triệu chứng trong giai đoạn nhẹ, giai đoạn mới chớm của bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chân. Vì vậy, chúng ta cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Hiệu quả của phương pháp ngâm chân còn phải tuỳ thuộc vào tình trạng, giai đoạn của bệnh nhân là nặng hay còn nhẹ cũng như dựa vào tổng thể thể lực, tình trạng sức khoẻ như thế nào.
Tuỳ vào mức độ của bệnh lý
Tuỳ vào mức độ của bệnh lý
  • Đây chỉ là phương pháp hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch chân, vì vậy chúng ta không nên quá lạm dụng vào phương pháp ngâm chân quá nhiều lần trong một ngày mà không được sự tư vấn từ bác sĩ có chuyên môn.
Thực hiện thăm khám nếu có dấu hiệu nặng
Thực hiện thăm khám nếu có dấu hiệu nặng
  • Không nên ngâm chân trong nước lạnh quá lâu, tối đa cho một lần ngâm chân là 10 phút, tránh ảnh hưởng đến tình trạng của bệnh lý suy giãn tĩnh mạch cũng như là bệnh khác.
Nên ngâm tối đa là 10 phút
Nên ngâm tối đa là 10 phút
  • Nếu trường hợp bệnh nhân đang có các vết lở loét ở bàn chân hay có các bệnh liên quan đến tim mạch, bệnh huyết áp cao hay tiểu đường thì tránh ngâm chân trị suy giãn tĩnh mạch.
Chân có vết lở loét
Chân có vết lở loét
  • Không được áp dụng phương pháp hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch này cho phụ nữ đang trong quá trình thai kỳ hay cho trẻ em mà không thông qua sự tư vấn từ bác sĩ.
Phụ nữ mang thai mắc bệnh lý suy giãn tĩnh mạch
Phụ nữ mang thai mắc bệnh lý suy giãn tĩnh mạch

Mặc dù hiện nay ngoài những phương pháp can thiệp bởi các ý bác sĩ như phẫu thuật, chích xơ, chiếu laser thì chưa tìm ra phương pháp nhẹ nhàng để có thể điều trị dứt điểm bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chân. Tuy nhiên, những phương pháp mà chúng ta có thể thực hiện tại nhà như ngâm chân hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch có thể giúp chúng ta giảm đi cảm giác đau nhức, giảm sưng tấy, khó chịu trong thời gian tạm thời.

Phương pháp chích xơ
Phương pháp chích xơ

Thế nên, nếu chúng ta muốn điều trị một cách dứt điểm bệnh lý này, thì không có phương pháp nào ngoài nhanh chóng thăm khám ở các cơ sở y tế và xin sự tư vấn của các bác sĩ có trình độ chuyên môn, từ đó sẽ rút cho mình được một phác đồ điều trị cụ thể nhất.

Related Articles

Back to top button