Suy giãn tĩnh mạch

Suy giãn tĩnh mạch: nhận biết nguyên nhân và cách đề phòng

Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý thường gặp ở những bệnh nhân ở độ tuổi trên 30 hay độ tuổi trung niên. Bên cạnh đó, vì tính chất công việc nên tỷ lệ nữ giới mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch cao hơn.

Hình ảnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới
Suy giãn tĩnh mạch chi dưới

1. Suy giãn tĩnh mạch là gì?

Đầu tiên, chúng ta cần tìm hiểu xem tĩnh mạch là gì? Tĩnh mạch là một bộ phận thuộc hệ tuần hoàn giúp lưu thông máu chảy từ tĩnh mạch đến tim. Những biểu hiện của bệnh lý suy giãn tĩnh mạch không còn xa lạ gì với chúng ta nên sẽ có đôi phần người bệnh chủ quan. Theo một báo cáo cho rằng có đến hơn 75% bệnh nhân không hề biết bản thân đã mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch.

Tĩnh mạch chân
Tĩnh mạch chân

Vậy suy giãn tĩnh mạch là bệnh gì? Đây là bệnh nếu mắc phải thì sẽ có hiện tượng tĩnh mạch bị giãn ra, nổi sần sùi trên da khiến máu không lưu thông ổn định, từ đó cũng ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu về tim.

2. Nguyên nhân gây nên suy giãn tĩnh mạch

Hiện nay, có nhiều nguyên nhân khiến chúng ta mắc phải hiện tượng suy giãn tĩnh mạch. Có thể kể đến như:

  • Ảnh hưởng bởi tuổi tác: Theo một số nghiên cứu cho thấy, đa số bệnh nhân mắc suy giãn tĩnh mạch đều ở trên độ tuổi 30 và hơn 50 vì tính chất công việc và thói quen sinh hoạt.

=> Tìm hiểu thêm tại Ở Việt Nam, 40% người trên 50 tuổi bị suy giãn tĩnh mạch chân

Người già thường mắc suy giãn tĩnh mạch
Người già thường mắc suy giãn tĩnh mạch
  • Do lối sống, công việc và hoạt động thường ngày: khi chúng ta làm công việc có tính chất đứng hay ngồi quá lâu, ít được vận động hay khiêng vác những vật nặng nhiều,… sẽ khiến tĩnh mạch ở chân không lưu thông máu ổn định, dẫn đến tình trạng ứ máu ở chân.
Suy giãn tĩnh mạch ở chân
Suy giãn tĩnh mạch ở chân
  • Phụ nữ đang mang thai: tỷ lệ chị em phụ nữ đang mang thai mắc bệnh lý suy giãn tĩnh mạch khá cao. Bệnh lý này không gây nguy hiểm đến tính mạng hay quá trình thai sản. Tuy nhiên nếu bạn có những dấu hiệu trên nên thăm khám và xin tư vấn từ bác sĩ để lên phác đồ điều trị.
Phụ nữ đang mang thai dễ mắc suy giãn tĩnh mạch
Phụ nữ đang mang thai dễ mắc suy giãn tĩnh mạch
  • Do mắc béo phì: béo phì là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến chúng ta mắc phải bệnh lý suy giãn tĩnh mạch bởi vì khi trọng lượng cân nặng quá mức cho phép, đôi chân của chúng ta sẽ phải chịu một áp lực rất lớn, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông của máu.
Béo phì là một trong nhũng nguyên nhân mắc suy giãn tĩnh mạch
Béo phì là một trong nhũng nguyên nhân mắc suy giãn tĩnh mạch
  • Yếu tố di truyền: người có bố mẹ, anh chị em hay những người thân thích đã có tiền sử mắc suy giãn tĩnh mạch chân thì cũng có khả năng mắc bệnh lý này vì nó có tính chất yếu tố di truyền.
Hình ảnh suy giãn tĩnh mạch chân
Hình ảnh suy giãn tĩnh mạch chân

Bên cạnh những nguyên nhân chủ yếu được nêu trên, còn có rất nhiều yếu tố khác cũng là một trong những nguyên nhân khiến chúng ta có thể mắc phải bệnh suy giãn tĩnh mạch. Vậy những dấu hiệu để nhận biết bệnh lý này là gì?

=> Tìm hiểu thêm Suy giãn tĩnh mạch, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

3. Để nhận biết bệnh lý suy giãn tĩnh mạch có những dấu hiệu nào?

Các dấu hiệu của bệnh suy giãn tĩnh mạch được xếp vào 3 giai đoạn tiến triển. Nếu không theo dõi và để ý thường xuyên, bệnh nhân sẽ rất khó phát hiện bản thân đã mắc bệnh lý này.

Dấu hiệu nhận biết suy giãn tĩnh mạch
Bệnh lý suy giãn tĩnh mạch
  • Giai đoạn đầu: hầu như ở giai đoạn mới chớm này, các dấu hiệu sẽ không thể hiện rõ nét, bệnh nhân có thể không để ý và bỏ qua như chân bị nhức, đau khỏi, đi lại cảm giác nặng nề, chân bị phù nhẹ, thỉnh thoảng xuất hiện tình trạng chuột rút, có cảm giác kiến bò, kim châm ở chân,…
Suy giãn tĩnh mạch giai đoạn đầu
Suy giãn tĩnh mạch giai đoạn đầu
  • Giai đoạn tiến triển: ở giai đoạn này, các dấu hiệu của bệnh lý sẽ thể hiện rõ ràng hơn như chân có dấu hiệu bị phù nặng, phù cả mắt cá chân hoặc cả bàn chân, sắc tố da ở chân bị thay đổi màu sắc, có nhiều tĩnh mạch nổi lên có thể quan sát được bằng mắt thường,…
Suy giãn tĩnh mạch giai đoạn tiến triển
Giai đoạn tiến triển
  • Giai đoạn biến chứng: khi bệnh lý đã phát triển tới giai đoạn 3 thì cũng đã tới lúc bệnh lý này nặng hơn, bệnh nhân có thể gặp phải tắc tĩnh mạch, thậm chí là nhiễm khuẩn…
Giai đoạn biến chứng suy giãn tĩnh mạch
Giai đoạn biến chứng suy giãn tĩnh mạch

4. Chúng ta nên làm gì khi bị suy giãn tĩnh mạch?

  • Tạo thói quen lành mạnh cho bản thân: kể cả khi không mắc phải những dấu hiệu của bệnh lý này thì chúng ta cũng nên hình thành cho bản thân một lối sinh hoạt lành mạnh, tập thể dục, thể thao và các bài tập liên quan đến mục đích hạn chế hình thành bệnh suy giãn tĩnh mạch như đi bộ, nâng chân, nhón gót,…
Tạo thói quen tập thể dục, đi bộ hạn chế suy giãn tĩnh mạch
Tạo thói quen tập thể dục, đi bộ hạn chế suy giãn tĩnh mạch
  • Bổ sung các dưỡng chất cho cơ thể: chúng ta nên bổ sung các loại thực phẩm có chất xơ vì đây là chất có thể ngăn ngừa bệnh lý suy giãn tĩnh mạch. Cụ thể như các loại trái cây, rau củ,…
Bổ sung thêm chất xơ cho cơ thể
Bổ sung chất xơ
  • Hạn chế ngồi hay đứng ở một tư thế quá lâu: vì tính chất công việc mà có nhiều bạn sẽ phải ngồi hay đứng xuyên suốt mấy tiếng đồng hồ, đây là điều không nên vì nó có thể là nguyên nhân khiến bạn mắc phải suy giãn tĩnh mạch ở tương lai. Chúng ta nên vận động cơ thể, đi lại khoảng 30 phút/lần.
Hạn chế ngồi hoặc đứng quá lâu ở một tư thế
Không nên ngồi hoặc đứng quá lâu
  • Thăm khám và xin phác đồ điều trị từ bác sĩ: khi phát hiện bản thân đã có những dấu hiệu của suy giãn tĩnh mạch thì chúng ta nên dành thời gian thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín và xin tư vấn cũng như phác đồ điều trị để kịp thời ngăn chặn sự tiến triển của bệnh.
Thăm khám xin tư vấn từ bác sĩ
Xin sự tư vấn từ bác sĩ

5. Một số phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch bạn nên biết

  • Điều trị bằng phương pháp nội khoa: đây là phương pháp nhằm ngăn sự tắc nghẽn trong quá trình lưu thông máu. Tuỳ từng trường hợp và mức độ nặng hay nhẹ của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ kê khai các loại thuốc hỗ trợ trong điều trị bệnh lý này.
Điều trị nội khoa
Điều trị nội khoa
  • Điều trị bằng phương pháp chích xơ: khi bệnh nhân đã tới giai đoạn 3 (giai đoạn nặng) thì điều trị bằng phương pháp nội khoa sẽ không mang lại hiệu quả rõ rệt. Nên phương pháp chích xơ sẽ là phương pháp được lựa chọn tới. Đây cũng là một phương pháp đơn giản, không tốn kém,…
Phương pháp chích xơ
Phương pháp chích xơ
  • Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật: khi bệnh nhận điều trị bằng phương pháp này thì sẽ mang lại kết quả khá hiệu quả, tỷ lệ tái lại bệnh khá thấp,…
Phương pháp phẫu thuật
Phương pháp phẫu thuật
  • Điều trị bằng phương pháp chiếu tia laser: đây là phương pháp điều trị ít gây đau đớn cho bệnh nhân và có thời gian phục hồi nhanh, không để lại sẹo,…
Phương pháp chiếu laser
Phương pháp chiếu laser

Trên đây là những điều chúng ta cần biết về bệnh lý suy giãn tĩnh mạch. Bên cạnh đó, bài viết cũng nêu rõ các nguyên nhân chủ yếu, các dấu hiệu nhận biết cũng như các phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch. Hy vọng nó sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình điều trị bệnh nhé!

Related Articles

Back to top button