Cách điều trị bệnh

Top 5 phương pháp điều trị suy tĩnh mạch nông chi dưới

Suy giãn tĩnh mạch nông được biết là tình trạng tĩnh mạch nông ở chân bị giãn, khiến cho máu chạy theo những đường bị ngược nhau. Khi các thành tĩnh mạch bị suy yếu, đồng thời các van một chiều bên trong lòng tĩnh mạch bị tổn thương thì sẽ xuất hiện hiện tượng của căn bệnh suy giãn tĩnh mạch chân này.

1. Suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới là gì?

Suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới là căn bệnh mà những người mắc phải thường ít chú ý tới khi mới có biểu hiện, thậm chí có rất nhiều người còn bị nhầm lẫn căn bệnh này sang các bệnh lý về đau thần kinh hay cơ xương khớp,…Chỉ khi các triệu chứng trở nặng,  thậm chí đến giai đoạn biến chứng và tái phát thì mới đi khám.

Suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới là gì?

2. Tình trạng suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới ở phụ nữ

Ở độ tuổi ngoài 30, tình trạng mắc căn bệnh suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới khá nhiều. Tuỳ vào công việc của cá nhân mỗi người mà nguy cơ mắc bệnh cao hay thấp nó sẽ khác nhau, đặc biệt với những công việc yêu cầu phải ngồi nhiều, ít vận động hay đứng lâu thì nguy cơ mắc căn bệnh này khá cao.

Theo nghiên cứu trên thế giới thấy rằng nam giới mắc căn bệnh suy giãn tĩnh mạch nông chỉ chiếm hơn 1%, trong khi đó tỉ lệ nữ giới mắc căn bệnh này lại lên tới 4,5%, 35% người ở độ tuổi lao động và hơn 50% người ở độ tuổi nghỉ hưu mắc căn bệnh này.

Một nghiên cứu ở Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy tỉ lệ nữ giới mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới gấp 3 lần so với đàn ông. Bởi tính chất công việc đa số phụ nữ đều làm việc trong văn phòng, phải thường xuyên ngồi một chỗ khá lâu, đi giày cao gót và thừa cân sẽ càng làm nguy cơ mắc phải căn bệnh này tăng lên. Đặc biệt, tỉ lệ phụ nữ mang thai bị suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới bị phù chân là hơn 50% – một con số đáng được để tâm.

Suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới thường mắc phải ở nữ giới

3. Nguyên nhân nào gây suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới?

  • Suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới cũng phụ thuộc vào yếu tố gia đình, theo số liệu thống kê cho biết, có gần 80% người bệnh mắc suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới đều có cha hoặc mẹ mắc bênh.
  • Các thói quen không lành mạnh cũng là một trong những nguyên nhân gây nên căn bệnh này như hút thuốc, ít vận động, sử dụng thuốc tránh thai, mặc quần áo quá chật, thường xuyên mang giày cao gót,…
  • Chế độ ăn uống không khoa học, cơ thể bị thiếu chất xơ, ăn quá nhiều tinh bột, mắc bệnh táo bón hay không cung cấp đủ lượng nước tối thiểu cho một ngày, cơ thể không đủ dưỡng chất,…là nguyên nhân lớn gây nên căn bệnh suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới.
  • Việc trọng lượng cơ thể tăng quá mức tác động đến chân, máu dồn về chân quá nhiều có thể xảy ra tình trạng trào ngược
Triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới

Và còn rất nhiều nguyên nhân chủ quan khác khiến mọi người mắc phải căn bệnh khó phát hiện này. Chúng ta cần phải có những biện pháp phòng ngừa, để bản thân tránh khỏi bệnh suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới này.

4. Những triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch nông

Bệnh nhân thường có thái độ chủ quan khi thấy bản thân có biểu hiện mắc bệnh và nghĩ chúng đơn giản. Tuy nhiên, chúng ta nên nghĩ đến bệnh suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới và thực hiện thăm khám bệnh ngay khi phát hiện những dấu hiệu sau:

  • Luôn cảm giác như bị chuột rút, đau nhức chân
  • Khi ngồi ở một vị trí khá lâu, chúng ta thường bị nặng 2 chân, khi di chuyển tình trạng này sẽ mất đi, cảm giác như có kiến bò ở chân, châm chích,…
  • Nổi các búi tĩnh mạch ở chân có thể quan sát được bằng mắt thường
  • Những đám xuất huyết, vết loét xuất hiện trên da
  • Cảm thấy tĩnh mạch xơ cứng, sờ được trên da bằng tay
Triệu chứng suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới

5. Phòng tránh bệnh suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới bằng những biện pháp nào?

  • Nhiều áp lực gây lên chân thì sẽ càng nhiều sức ép lên các tĩnh mạch, từ đó gây nên bệnh suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới, nên chúng ta cần hạn chế việc đứng hoặc ngồi quá lâu khi làm việc, sinh hoạt
  • Không để tình trạng cân nặng của bản thân đến mức báo động, kiểm soát cân nặng, không để bị tăng cân quá nhanh trong một thời gian ngắn,…
  • Có chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung thêm chất xơ, uống đủ nước cho một ngày, ăn thực phẩm chống táo bón, tăng cường ăn những trái cây như cam, quýt,…
  • Tập hít thở đúng cách, hít thở sâu, luôn gác chân cao khi ngủ, xoa bóp và thường xuyên ngâm chân với nước ấm, hạn chế sử dụng giày cao gót, chỉ sử dụng khi nó thực sự cần thiết
  • Đi tất, vớ đặc biệt để giúp đôi chân có thể thoải mái , giảm bớt áp lực và dễ chịu hơn
Vớ y khoa chữa suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới

6. Phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới mà bạn cần biết

  • Điều trị nội khoa, phối hợp điều trị không sử dụng thuốc: Kết hợp các bài tập vận động bàn cẳng chân khi ngồi hoặc đứng trong lúc sinh hoạt, làm việc. Tránh để cơ thể bất động trong thời gian dài.
  • Điều trị bằng thuốc: tăng cường bổ sung các loại thuốc tăng lực tĩnh mạch. Bệnh nhân điều trị bằng thuốc cần kiên trì sử dụng trong thời gian lâu dài, cần ít nhất duy trì sử dụng thuốc trong vòng 6 tháng để thấy rõ được sự hiệu quả của nó.
  • Điều trị bằng phương pháp tiêm xơ: đây là một phương pháp giá thành rẻ, nhanh chóng, người mắc bệnh sau khi điều trị xong có thể xuất viện luôn. Tuy nhiên, bệnh nhân sau khi điều trị bằng phương pháp này sẽ có khả năng tái phát lại và gây ra một số biến chứng
  • Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật: Khi bệnh nhân đã tới giai đoạn suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới quá nặng không thể điều trị được bằng những phương pháp đơn giản hơn thì bệnh nhân có thể được tiến hành phẫu thuật. Đây là một phương pháp điều trị hiệu quả, khả năng tái phát lại bệnh khá thấp.
  • Phương pháp điều trị bằng sóng cao tần hoặc tia laser: đây là phương pháp phá huỷ tĩnh mạch ít gây nên sự đau đớn, thẩm mỹ, không để lại sẹo và phục hồi nhanh.

Trên đây là những thông tin đọc giả cần biết về căn bệnh suy giãn tĩnh mạch chân được admin tổng hợp. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bệnh nhân để có thể điều trị bệnh lý này.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button