Thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh

Khám phá phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch bằng đông y, nên hay không?

Trong Y học cổ truyền cho rằng suy giãn tĩnh mạch là do khí huyết ứ trệ dẫn đến hiện tượng máu ứ động gây nên các triệu chứng như tê, sưng phù, nhức mỏi,… ở chân. Từ lâu, việc điều trị suy giãn tĩnh mạch ở chân bằng phương pháp Đông Y luôn hướng tới việc cải thiện quá trình lưu thông máu, bảo vệ thành mạch vững chắc, từ đó có thể giúp máu được lưu thông tốt, giảm áp lực lên van tĩnh mạch, làm hạn chế các triệu chứng của bệnh hơn.

1. Suy giãn tĩnh mạch chân là gì?

Suy giãn tĩnh mạch chân hay còn có tên gọi khác là suy giãn tĩnh mạch chi dưới, đây là tình trạng vùng tĩnh mạch ở chân bị giảm chức năng nên khiến cho hoạt động đưa máu trở về tĩnh mạch gặp nhiều khó khăn.

Suy giãn tĩnh mạch chân là gì?

Suy giãn tĩnh mạch xảy ra phổ biến ở người trưởng thành (ngoài 30 tuổi). Theo như số liệu thống kê cho thấy có khoảng 50% người ở độ tuổi trung niên mắc căn bệnh này. Những triệu chứng mà bệnh lý này gây ra như:

  • Đau mỏi chân, cảm thấy chân bị phù và nặng,…
  • Bị tê bì chân thường xuyên.
  • Ê nhức chân, hay bị chuột rút vào ban đêm,…
Triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chân

Một số nguyên nhân gây nên bệnh lý này có thể kể đến như do khí trệ và huyết ứ, ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố đa dạng, bao gồm:

  • Do đặc thù công việc phải đứng, ngồi lâu hay đi giày cao gót nhiều ở phụ nữ,…
  • Ít hoạt động thể chất dẫn tới béo phì, thừa cân.
  • Yếu tố di truyền như tiền sử gia đình có người mắc bệnh lý này.

Đi giày cao gót gây suy giãn tĩnh mạch chân
Đi giày cao gót có thể gây suy giãn tĩnh mạch chân

2. 7 giai đoạn về suy giãn tĩnh mạch chân bạn cần biết

Dựa trên mức độ gây tổn thương trên da, căn bệnh suy giãn tĩnh mạch chân được chia làm 7 giai đoạn (cấp độ). Cụ thể:

  • Giai đoạn 1: Bệnh chưa có biểu hiện cụ thể, tuy nhiên người bệnh đã có thể quan sát và sờ được tĩnh mạch bị suy giãn.
  • Giai đoạn 2: Tĩnh mạch giãn với hình dạng lưới hoặc hình mạng nhện, đường kính của tĩnh mạch dưới 3mm.
  • Giai đoạn 3: Tĩnh mạch giãn bắt đầu có kích thước lớn hơn, đường kính lúc này đã lớn hơn 3mm.
  • Giai đoạn 4: Ở giai đoạn này da chưa bị biến đổi nhưng đã xuất hiện hiện tượng bị phù nề ở chi dưới.
  • Giai đoạn 5: Da đã bắt đầu biến đổi và có thể quan sát bằng mắt thường. Có thể rối loạn sắc tố trên da kèm theo chàm tĩnh mạch hoặc xơ mỡ da và teo trắng.
  • Giai đoạn 6: Da bị biến đổi giống giai đoạn 4, kèm theo vết loét lành.
  • Giai đoạn 7: Da vẫn giống như giai đoạn 4 và có thêm những vết loét đang phát triển, có thể bị nhiễm trùng.

Hình dạng bên ngoài của các khối tĩnh mạch vùng bắp chân dài và ngoằn ngoèo tương tự như những con rắn xanh nên trong Đông y, bệnh lý này còn được gọi là chứng thanh xà độc.

Chứng thanh xà độc
Trong Đông Y, suy giãn tĩnh mạch chân được gọi là Chứng thanh xà độc

3. Điều trị suy giãn tĩnh mạch chân bằng phương pháp Đông Y

Trong Đông Y, việc chữa bệnh suy giãn tĩnh mạch được theo hướng cải thiện việc lưu thông máu của cơ thể, bảo vệ thành mạch, hạn chế sự áp lực lên van tĩnh mạch. Điều trị bằng phương pháp Đông Y giúp bệnh giảm phát triển, vừa ngăn ngừa suy van tĩnh mạch. Dưới đây là bài thuốc Đông Y trị suy giãn tĩnh mạch chân mà người bệnh có thể tham khảo.

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Đương quy, xích thược, hồng hoa, xuyên khung, sinh địa, hoàng kỳ, thục địa, hòe hoa, đan sâm, đào nhân.

Thuốc Đông y trị suy giãn tĩnh mạch chân
Phương thuốc Đông Y – phương pháp trị suy giãn tĩnh mạch chân

Các nguyên liệu nêu trên đều có tác dụng rất tốt trong việc hoạt huyết, kháng viêm, lưu thông huyết ứ, đồng thời dưỡng huyết, thanh nhiệt đường huyết, làm chắc thành mạch, hành khí, vừa thúc đẩy sự lưu thông máu về tim. Bên cạnh đó, những dược liệu này còn là liều thuốc giảm đau hiệu quả cho người mắc căn bệnh này.

Các bước thực hiện:

  • Rửa sạch nguyên liệu, sắc thành thang thuốc, duy trì uống mỗi ngày 1 thang.
  • Uống thuốc sau khi ăn 30 phút và lưu ý uống khi thuốc còn ấm.
  • Một liệu trình trung bình khoảng 20 – 30 ngày. Một người mắc căn bệnh suy giãn tĩnh mạch sẽ cần 2 – 3 liệu trình để có thể chữa khỏi. Tốc độ chữa khỏi nhanh hay chậm còn tùy theo mức độ bệnh.
Điều trị suy giãn tĩnh mạch chân bằng phương pháp Đông Y

Bên cạnh đó, khi chữa bệnh suy giãn tĩnh mạch chân bằng Đông Y, người bệnh cần kiên trì uống thuốc mỗi ngày và lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không ăn những thực phẩm cay nóng, đồ ăn khó tiêu,…
  • Duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh cho bản thân.
  • Bảo đảm giấc ngủ đủ và sâu, ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày.
  • Tăng cường bổ sung các loại rau củ quả trong bữa ăn hàng ngày.
  • Trong công việc, hạn chế đứng hoặc ngồi lâu trong công việc để giảm ứ máu.
  • Thường xuyên tập thể dục điều độ, duy trì cân nặng ở mức ổn định.

Ngoài ra, một phương pháp có thể cải thiện chứng bệnh này, người bệnh có thể duy trì hoạt động đi bộ. Đi bộ tạo ra sự phát triển tích cực về áp lực bên trong tĩnh mạch chân lẫn thể tích.

Việc duy trì phương pháp đi bộ mỗi ngày và kết hợp với điều trị phương thuốc Đông Y sẽ giúp người bệnh có thể khắc phục tình trạng tốt hơn. Khi người bệnh đi bộ, gót chân được nhấc lên liên tục, lưu lượng máu bên trong đám rối tĩnh mạch phía dưới gót chân và ở lòng bàn chân sẽ di chuyển sâu trên cẳng chân, sau đó máu sẽ được đẩy về tĩnh mạch đùi và dần cao dòng về tim.

Lợi ích của đi bộ điều trị suy giãn tĩnh mạch chân
Lợi ích của đi bộ điều trị suy giãn tĩnh mạch chân

Trên đây là một vài thông tin về bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chân và bài thuốc Đông Y trị giãn tĩnh mạch chân được chúng mình tổng hợp đến bạn đọc. Chúng ta có thể hoàn toàn yên tâm với phương pháp trị bệnh này. Bởi điều trị bằng Đông Y sẽ khắc phục các triệu chứng, trực tiếp điều trị tận gốc căn bệnh. Và khi bệnh được điều trị hoàn toàn dứt điểm thì việc tái phát rất là thấp, không ảnh hưởng tới sức khoẻ của người bệnh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button